Nhẫn là 1 trong những trang sức hàn quốc không chỉ làm tô thêm vẻ đẹp của bản thân mà nó còn là ý nghĩa khác nếu như chúng tao đeo theo những ngón tay khác nhau
Thông thường mọi người ai cũng biết đeo nhẫn cưới vào ngón áp út, nhưng không hiểu tại sao lại đeo nhẫn cưới vào ngón áp út, mà không đeo nhẫn vào một trong bốn ngón còn lại?
Ngoài ngón áp út ra, cũng có người thích đeo nhẫn vào các ngón còn lại, vậy ý nghĩa đeo nhẫn vào những ngón còn lại này mang ý nghĩa gì? Sau đây là ý nghĩa của việc đeo nhẫn trên từng ngón tay.
1. Đeo nhẫn ngón cái.
Ngón cái là yếu tố quang trọng nhất của bàn tay. Một mình ngón cái đóng vai trò như một bên cọng kìm, giúp chúng ta cầm nắm được mọi vật thật chắc. Chính vì thế ngón cái biểu trưng cho sức mạnh. Đôi khi bạn vẫn hay dùng ngón cái chỉ vào ngực và nói lên: Chính là tôi đấy! Hay mỗi khi bạn thành công, bạn đều giơ ngón cái lên trời, hét lên: I Dit it, tôi đã thành công rồi…
Cũng vì thế mà nhẫn phù hợp với “ngón tay sức mạnh” thường là nhẫn to, trông khỏe khoắn và hầm hố nhất.
2. Đeo nhẫn ngón trỏ.
Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi khi bạn chỉ trích con cái hay ra lệnh cấp dưới làm điều gì đó, bạn thường chỉ ngón tay trỏ vào đối phương. Chính vì vậy ngón trỏ đóng vai trò là ngón tay quyền lực. Khi đeo nhẫn ngón trỏ, thường bạn sẽ thấy tự tin và tham vọng hơn. Đeo nhẫn ngón trỏ cũng là một cách chứng minh bạn là người có năng lực giải quyết mọi việc.
Nhẫn thích hợp với ngón trỏ thường là các nhẫn đơn giản nhưng sắc sảo.
3. Đeo nhẫn ngón giữa.
Ngón giữa cũng là ngón dài nhất, nó như biểu tượng của một kỉ lục cao để chúng ta cố gắng phấn đấu vươn tới. Đôi khi trên phim, hay trên các chương trình thể thao, các bạn có thể bắt gặp hành động giơ ngón tay giữa lên trời, đó như là một cách thách thức, kiểu như: đố anh làm được như tôi đấy.
Đeo nhẫn ngón giữa đồng nghĩa với việc bạn đang cố gắng làm một việc gì đó. Cố gắng thi đỗ đại học, hay cố gắng cưa cẩm một cô nàng.
4. Đeo nhẫn ngón áp út.
Ngón áp út là ngón được phân bố thần kinh nhiều nhất và theo y học thì ngón áp út có mạch máu chạy thẳng lên động mạnh của tim. Minh chứng cho việc đó là khi đi viện, các bác sĩ thường lấy kim chọc thẳng vào đầu ngón áp út để chích lấy máu xét nghiệm.
Cũng chính vì thế nên ngón áp út là ngón biểu tượng cho tình yêu, tượng trưng cho sự trọn vẹn, vĩnh hằng. Thường thì mọi người đeo nhẫn ở ngón áp út bên bàn tay trái, vì họ cho rằng tay trái gần tim và tránh bất tiện trong công việc hằng ngày: viết, bắt tay…
Nhẫn cho ngón áp út thường là nhẫn đôi, nhẫn cưới. Hãy thận trọng trong việc đeo nhẫn ngón này vì khi bạn chưa có “ý trung nhân” mà đeo nhẫn ngón áp út thì đi ra ngoài thì không có chàng nào “hỏi thăm” bạn đâu.
5. Đeo nhẫn ngón út.
Cân bằng với ngón tay sức mạnh (ngón cái) là ngón út. Ngón út – ngón của yếu đuối mong manh nhưng không thể thiếu được. Mọi người vẫn thường bảo lời nói gió bay, nhưng ai cũng muốn được nghe lời hứa, lời thề. Chính vì thế ngón út thường được minh chứng cho sự đảm bảo.
Đeo nhẫn ngón út có thể là bạn đang mang một lời hứa: không yêu ai, hay không kết hôn,.. đeo nhẫn ngón út cũng là cách mà các bạn trẻ chứng minh cho trinh tiết của mình.
Ngoài ra, có một số cách hiểu thêm về ngón tay đeo nhẫn cho dành cho các bạn. Ngón tay cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón tay trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính bạn, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời của bạn, và ngón út tượng trưng cho con cái của bạn.
Bây giờ bạn hãy để hai bàn tay đối diện nhau, gập ngón tay giữa lại và áp sát chúng vào nhau, đồng thời các ngón tay còn lại chống vào nhau ở đầu mút ngón tay.
Bây giờ bạn hãy thử tách hai ngón tay cái, rồi sau đó ngón tay trỏ và ngón út rời nhau ra… Bạn sẽ thấy chúng tách nhau ra dễ dàng. Đó là bởi cha mẹ bạn không thể sống suốt đời với bạn, vì một ngày nào đó cha mẹ cũng sẽ rời xa bạn. Anh em bạn cũng thế, họ sẽ có gia đình riêng và sẽ rời xa bạn để lo liệu cho cuộc sống của mình. Cuối cùng con cái bạn cũng vậy, chúng sẽ dựng vợ gả chồng và tạo dựng cuộc sống của riêng mình chứ không thể sống cùng bạn mãi mãi.
Thế còn ngón áp út thì sao? Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi bạn không thể tách rời chúng ra khỏi nhau! Đó là bởi bạn cùng người bạn đời của bạn được số phận mang đến với nhau để hòa quyện, gắn bó với nhau không thể tách rời suốt cả cuộc đời, cho dù tất cả thế giới này bỏ hai bạn ra đi và cuộc sống của hai người có trải qua bao thăng trầm, ngọt đắng đến thế nào đi nữa.
Đó chính là lý do tại sao người ta lại đeo nhẫn đôi, nhẫn cưới ở ngón áp út.